NHỮNG NỘI DUNG MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 (PHẦN 2)

NHỮNG NỘI DUNG MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 (PHẦN 2)

NHỮNG NỘI DUNG MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 (PHẦN 2)

NHỮNG NỘI DUNG MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 (PHẦN 2)

NHỮNG NỘI DUNG MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 (PHẦN 2)
NHỮNG NỘI DUNG MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 (PHẦN 2)
 0908 292 604

Giới thiệu

Nghề luật sư được xã hội nhìn nhận là một trong những nghề cao quý nhưng cũng có không ít khó khăn, thử thách và cả những nguy hiểm cho người hành nghề. Nghề luật sư được coi là cao quý vì “hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” (Điều 3-Luật Luật sư). Nghề này cũng gặp không ít khó khăn, thử thách và nguy hiểm vì đây đó vẫn còn những hành vi “cản trở hoạt động hành nghề của luật sư”.

NHỮNG NỘI DUNG MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 (PHẦN 2)

16-10-2023 - .Lượt xem 80

19. Về quyền của cá nhân, pháp nhân không phải là chủ sở hữu tài sản (Điều 245 đến Điều 273)

      Bên cạnh quyền sở hữu, Bộ luật ghi nhận cụ thể một số quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản, gồm: (1) Quyền đối với bất động sản liền kề; (2) Quyền hưởng dụng; (3) Quyền bề mặt.

      Sự bổ sung này có ý nghĩa quan trọng nhằm thể chế hóa các nghị quyết của Đảng và nội dung, tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về sở hữu toàn dân, sở hữu tư nhân; về xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế và điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; về việc Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân và cá nhân, tổ chức khác yên tâm đầu tư, sản xuất, kinh doanh; về nguyên tắc tài sản hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân đều được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa... 

      - Về quyền đối với bất động sản liền kề, Bộ luật quy định (từ Điều 245- 256) đây là một quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền). Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo luật định, theo thỏa thuận hoặc di chúc. Quyền đối với bất động sản liền kề được thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền, phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền. Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền không lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền; chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền không được thực hiện các hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.

      - Về quyền hưởng dụng, Bộ luật quy định (từ Điều 257 đến Điều 266). theo hướng, quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định. Quyền hưởng dụng được xác lập theo quy định của luật, theo thoả thuận hoặc di chúc. Thời hạn của quyền hưởng dụng do các bên thỏa thuận hoặc do luật định nhưng tối đa chỉ đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên, nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối đa 30 năm, nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân.

      - Về quyền bề mặt, Bộ luật quy định (từ Điều 267 đến Điều 273) theo hướng, quyền bề mặt là quyền của chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác. Quyền bề mặt được xác lập theoquy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc. Đối tượng của quyền bề mặt có thể là vật cụ thể gắn với đất hoặc là phần không gian, theo đó vật gắn với đất sẽ được tạo lập. Vật cụ thể gắn với đất có thể là vật nằm trên bề mặt đất, nằm dưới mặt đất hoặc phần không gian trên mặt đất. Chủ thể quyền bề mặt có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với vật đó. Trong trường hợp đối tượng của quyền là phần không gian mà trong đó các vật gắn với đất có thể được tạo lập thì chủ sở hữu phần không gian có quyền xây dựng, trồng cây, canh tác và có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với vật mới được tạo ra.

      20. Về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 292 đến  Điều 350)

      Bộ luật ghi nhận đầy đủ, rõ ràng và hợp lý hơn về những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ sau đây: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp. Ví dụ, về cầm cố, thế chấp thì Bộ luật quy định theo hướng, bên cầm cố, bên thế chấp có quyền bán, trao đổi, tặng cho, thay thế tài sản cầm cố, thế chấp nếu có thỏa thuận với bên nhận cầm cố, nhận thế chấp hoặc tài sản cầm cố, thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc thuộc trường hợp khác theo quy định của luật. Trường hợp tài sản cầm cố, thế chấp được bán, trao đổi, tặng cho, thay thế thì bên mua, bên nhận trao đổi, bên nhận tặng cho tài sản có nghĩa vụ phải giao tài sản theo yêu cầu của bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp. 

      21. Về trách nhiệm dân sự (Điều 351 đến Điều 364)

      Bộ luật sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm dân sự nhằm bảo đảm sự an toàn, thông thoáng, lẽ công bằng trong các quan hệ dân sự cũng như trong giải quyết vụ việc dân sự; cụ thể như sau:

      Điều 351: Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ nghĩa vụ thì bị suy đoán là có lỗi và phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền;

      Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;

      Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền;

      - Bên có quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để thiệt hại không xảy ra hoặc hạn chế thiệt hại cho mình (Đ 262);

      - Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên có quyền thì bên có nghĩa vụ chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình.

      22. Về quy định chung về hợp đồng (Điều 385 đến Điều 429)

      Bộ luật quy định các điều khoản chung về hợp đồng, định hướng cho việc xây dựng các quy định về hợp đồng trong các luật khác có liên quan và đủ để áp dụng trong trường hợp các luật khác có liên quan thiếu quy định về hợp đồng. Ngoài ra, một số quy định mới phù hợp với thông lệ quốc tế, với thực tiễn nước ta đã được bổ sung, nhất là các quy định về điều kiện giao dịch chung, điều chỉnh hợp đồng khi có thay đổi hoàn cảnh, phụ lục hợp đồng, hủy bỏ và hậu quả của hủy bỏ hợp đồng...

      Về điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng, Bộ luật quy định điều kiện giao dịch chung theo hướng, đó là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này. Điều kiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trường hợp điều kiện giao dịch này đã được công khai theo trình tự, thể thức do pháp luật quy định để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó.

      - Về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản (lưu ý: đây là vấn dề được thảo luận và xin ý kiến bằng phiếu của đại biểu Quốc hội),

      Điều 420 Bộ luật quy định: Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu tòa án: Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định; Sửa đổi hợp đồng để cân bằng và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

      23. Về một số hợp đồng thông dụng (Điều 430 đến Điều 569)

      Bộ luật chỉ quy định về một số hợp đồng mang tính đặc trưng và đại diện cho quan hệ pháp luật dân sự. So với Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ luật dân sự năm 2015 không quy định về hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng bảo hiểm. Những hợp đồng này đã được quy định trong Luật nhà ở, Luật kinh doanh bảo hiểm. Bên cạnh đó, Bộ luật cũng bổ sung một loại hợp đồng mới là hợp đồng hợp tác để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn về hợp tác trong sản xuất, kinh doanh. Đối với một số hợp đồng cơ bản như hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng thuê tài sản..., Bộ luật bổ sung nhiều quy định để bảo đảm các quy định này có thể áp dụng cho các hợp đồng có liên quan và cũng bao quát được những dạng thức hợp đồng phái sinh, đặc thù có thể phát sinh trong tương lai, cụ thể như sau:

      - Về hợp đồng mua bán tài sản, Bộ luật quy định, tài sản được quy định tại Bộ luật này đều có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán. Trong trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển nhượng thì tài sản bán phải phù hợp với các quy định đó. Tài sản bán phải thuộc sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán tài sản đó. Khi các bên không có thoả thuận, thỏa thuận không rõ ràng về chất lượng tài sản mua bán thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn đã được công bố theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề. Trong trường hợp không có các tiêu chuẩn này thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng và theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...;

      - Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản (được sửa đổi căn bản, được thảo luận nhiều và được xin ý kiến của địa biểu Quốc hội bằng phiếu).

      Bộ luật Dân sư năm 2015 không sử dụng lãi suất cơ bản do NHNN công bố làm lãi suất tham chiếu. Thay vì sử dụng lãi suất cơ bản do NHNN công bố làm lãi suất tham chiếu khi xác định trần lãi suất cho vay cũng như xác định các lãi suất liên quan đến các trách nhiệm dân sự khác như: lãi suất phát sinh do chậm trả tiền trong trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền (Điều 357); lãi suất áp dụng trong trường hợp bên mua hàng đã trả tiền nhưng chưa nhận vật do giao không đồng bộ (Điều 438).

      Điều 468 BLDS năm 2015 quy định:

      Lãi suất vay do các bên thỏa thuận và không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

      Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại thời điểm trả nợ.

      Như vậy, Bộ luật Dân sự 2015 quy định mức trần lãi suất cho vay cụ thể ở mức 20%/năm và sử dụng mức lãi suất này làm lãi suất tham chiếu để xác định các lãi suất khác có liên quan

      Quy định tại Điều 468 loại trừ việc áp dụng mức trần lãi suất vay 20% trong "trường hợp luật khác có liên quan quy định khác". Theo quy định tại Điều 12 Luật NHNN và khoản 2, 3 Điều 91 Luật các TCTD, trong điều kiện bình thường, lãi suất trong hoạt động ngân hàng sẽ thực hiện theo cơ chế tự thỏa thuận, không có trần lãi suất.

      - Bộ luật Dân sự 2015 không quy định về lãi suất phạt chậm trả áp dụng trong trường hợp bên bảo hiểm chậm trả tiền bảo hiểm và bên thuê chậm trả tiền thuê quyền sử dụng đất do không có nội dung quy định cụ thể về hợp đồng bảo hiểm và hợp đồng thuê quyền sử dụng đất như tại Bộ luật Dân sự 2005. Việc áp dụng lãi suất phạt chậm trả trong các trường hợp này được thực hiện theo quy định tại Điều 357 về trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

      - Về lãi suất áp dụng trong trường hợp bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ (lãi suất nợ quá hạn), Khoản 4 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể, rõ ràng về lãi suất phạt quá hạn áp dụng trong trường hợp bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ: "Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

      a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

      b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác."

      Quy định này làm rõ cơ chế, cách xác định lãi suất nợ quá hạn, tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong việc xác định lãi suất quá hạn, phù hợp với nguyên tắc và bản chất của quan hệ dân sự, đồng thời, khắc phục bất cập tại BLDS 2005 còn nhiều cách hiểu không thống nhất khi tính lãi suất phạt quá hạn.

      - Về hợp đồng hợp tác (từ Điều 504 đến Điều 512), Bộ luật quy định: hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản. Bên cạnh đó, Bộ luật cũng quy định những vấn đề liên quan đến nội dung của hợp đồng hợp tác; quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự của thành viên hợp tác; việc rút khỏi, gia nhập hợp đồng hợp tác; chấm dứt hợp đồng hợp tác.

      24. Về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Điều 584 đến Điều 608)

      Bộ luật quy định người bị thiệt hại không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên gây thiệt hại để thay thế cho quy định hiện hành đang tạo gánh nặng chứng minh của người bị thiệt hại. Theo đó, người nào có hành vi trái pháp luật xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Bộ luật bổ sung quy định trường hợp tài sản gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản có nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại. 

      Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

      - Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự (Điều 658).

      25. Về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (Điều 663 đến Điều 687)

      Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được Bộ luật quy định tại Phần thứ năm với những nội dung mới cơ bản như sau:

      - Về phạm vi áp dụng, trong trường hợp có quy định khác nhau giữa Phần này và luật khác có liên quan về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì áp dụng quy định của luật khác có liên quan với điều kiện các quy định của luật đó không trái với các nguyên tắc xác định và áp dụng pháp luật trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định trong Bộ luật dân sự;

      - Về  xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, Điều 664 Bộ luật quy định như sau:

      “1. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.

      2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.

      3. Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó”.

      Bên cạnh đó, Bộ luật đã sửa đổi, bổ sung làm phong phú hơn hệ thuộc xác định pháp luật áp dụng, làm rõ thứ tự ưu tiên áp dụng các hệ thuộc, đặc biệt làm hệ thuộc luật áp dụng đối với hợp đồng, thừa kế, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và các hệ thuộc liên quan đến nhân thân theo hướng tiếp thu có chọn lọc các tiêu chuẩn, chuẩn mực pháp lý chung đã được quốc tế thừa nhận rộng rãi.

      VỀ HIỆU LỰC THI HÀNH VÀ ĐIỀU KHOẢN CHUYỂN TIẾP

      1. Hiệu lực thi hành

      Bộ luật dân sự có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

      2. Điều khoản chuyển tiếp (Điều 689)

      2.1. Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thì việc áp dụng pháp luật được quy định như sau:

      a) Giao dịch dân sự chưa được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì chủ thể giao dịch tiếp tục thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự năm 2005, trừ trường hợp các bên của giao dịch dân sự có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung nội dung, hình thức của giao dịch để phù hợp với Bộ luật này và để áp dụng quy định của Bộ luật này.

      Giao dịch dân sự đang được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự năm 2005;

      b) Giao dịch dân sự chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này thì áp dụng các quy định của Bộ luật này;

      c) Giao dịch dân sự được thực hiện xong trước ngày Bộ luật này có hiệu lực mà có tranh chấp thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự năm 2005 để giải quyết;

      d) Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này.

      2.2. Không áp dụng Bộ luật này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ việc mà Tòa án đã giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự trước ngày Bộ luật này có hiệu lực.

      Trên đây là một số quy định mới của Bộ luật Dân sự năm 2015, tác giả xin trao đổi để các đồng chí cùng nghiên cứu, áp dụng./.

Phạm Thị Hồng Thúy – Trưởng phòng 9

Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng

Nguồn: http://vienkiemsathaiphong.gov.vn

 

Bài viết liên quan

  • Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là chế định được quy định tại Chương XXI Bộ luật Dân sự năm 2005 với mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị xâm hại và phòng ngừa, răn đe những hành vi gây thiệt hại trong trường hợp các bên không xác lập hợp đồng.
  • Đất đai luôn là nguồn tài nguyên quý của mọi quốc gia, bởi lẽ đó là tư liệu sản xuất quan trọng để sản xuất ra của cải vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người; đồng thời, đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, nên việc quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả nhất luôn là vấn đề mà Chính phủ của các quốc gia quan tâm và được bảo vệ chặt chẽ bằng luật pháp.
  • Án lệ số 06/2016/AL Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
  • Trại nuôi heo của bà B có hơn 300 con heo. Toàn bộ nước thải, phân heo được xả thẳng ra một hồ chứa rộng khoảng 500 m2. Sau đó, nước thải chảy ra sông. Nước thải tại hồ chứa nổi bọt trắng và bốc mùi hôi thối. Anh T cho biết vào những ngày nắng nóng, mùi phân heo bốc lên nồng nặc, mùi hôi thối xông vào nhà rất khó chịu. Ngày nào đi làm thì thôi chứ ở nhà là phải đeo khẩu trang và cửa nhà luôn đóng kín. Nhiều lúc gia đình anh phải bỏ dở bữa cơm vì mùi hôi thối thốc vào. Chị H than thở: Biết rằng việc chăn nuôi nhằm mục đích mưu sinh nhưng chủ trại heo cũng phải nghĩ đến sức khỏe của các hộ dân xung quanh. Sống trong bầu không khí bị ô nhiễm thế này thì làm sao chúng tôi chịu nổi. Giờ bà B lại đang muốn mở rộng trang trại, vậy người dân cần gửi yêu cầu tới cơ quan nào? Cơ quan nào sẽ giải quyết những yêu cầu về vấn đề ô nhiễm tại trại nuôi heo?
  • Hai bạn sinh viên được bố mẹ gửi tiền lên nhưng không may trong đó có 1 tờ tiền giả mà 2 em không biết. Hai em này vào siêu thị mua hàng và khi trả tiền thì bị nhân viên và bảo vệ siêu thị giữ lại, bắt nộp phạt 600.000đ. Xử lý như vậy có đúng không?
  • Gia đình tôi sống ở thành phố Hải Phòng. Bố tôi dự định xây tạm một nhà kho nhỏ để chứa đồ đạc, bên cạnh ngôi nhà đang ở. Vậy cho hỏi bố tôi có cần xin giấy phép xây dựng không? Bố tôi có lên Phòng Quản lí đô thị hỏi thì cán bộ Phòng nói rằng chỉ xây nhà tạm nên chỉ cần tới UBND phường xin là được. Nhưng khi bố tôi đến UBND phường thì phường nói lên Phòng QLĐT xin và phải có công văn hoặc giấy phép từ Phòng QLĐT mới được phép xây dựng. Vậy bố tôi cần xin tại cơ quan nào?
  • Em học mới ra trường, người yêu em có bạn quen biết bên Sở giáo dục nên người yêu em nhờ bạn giúp xin việc cho em. Người bạn đó đồng ý nhưng bên em phải chồng cho anh ấy 300 triệu để xin việc. Sau khoảng 2 năm dạy hợp đồng tại một trường trung học cơ sở thì gia đình em có đến hỏi khi nào thì được được vào dạy biên chế nhưng anh ấy luôn lấy cớ để trì hoãn hoặc không gặp mặt. Gia đình em làm căng vấn đề lên thì anh ấy mới nói là phải chờ đến năm 2020 mới chạy được và chỉ trả lại cho nhà em 70 triệu đồng. Giờ nhà em muốn hủy Hợp đồng, đòi lại tiền có được không ạ? Chứng cứ liên quan gồm Hợp đồng công việc giữa gia đình em với anh đó (Cam kết 2020 sẽ vào biên chế), Bản ghi âm các cuộc gọi trao đổi trong thông tin (trong khoảng 2 năm) Vậy với những chứng cứ trên thì liệu em có cơ hội đòi lại tiền không? Anh bạn kia sẽ bị xử phạt ra sao? Em xin cảm ơn.
  • Em rể em bị tai nạn giao thông và mất trên đường đi cấp cứu. Người điều khiển xe gây tai nạn đã bỏ chạy ngay khi gây tai nạn. Người dân bên đường đã đưa em rể đi cấp cứu và báo gia đình biết tin cũng như biển số xe gây tai nạn. Trong khi tổ chức đám tang, người nhà của người gây tai nạn có đến và đưa nhà em 30 triệu nói là tiền phúng viếng. Sau đó khoảng 2 tháng sau người nhà em có lên công an muốn biết vụ án được tiến hành tới đâu, công an cho hay khi nào có tin tức sẽ liên hệ với người nhà em. Nhưng mới tuần trước nhà em lại lên công an thì họ nói lỗi hoàn toàn là do bố vợ em, trong biên bản cũng không hề nhắc tới vấn đề người điều khiển xe máy đã uống rượu và bỏ chạy. Vậy nhà em cần làm gì để đòi lại công bằng cho em rể em?
  • Gia đình tôi có năm anh em. Ba tôi đã mất (không để lại di chúc), chỉ còn mẹ. Ba mẹ tôi cùng tạo dựng căn nhà đã lâu (50 năm). Một em trai của tôi lập gia đình ở riêng và đã mất, nay cô em dâu có chồng chết này đến nhà đòi mẹ tôi phải ký giấy di chúc cho cô được chia phần của chồng (cô đã có ba con với em tôi). Xin hỏi yêu cầu của cô em dâu có đúng pháp luật không?

Hổ trợ trực tuyến

Hotline0908 292 604
  Mr. Quynh
0908 292 604

Văn bản pháp luật

  • Văn bản 2
  • Văn bản 1

Sơ đồ đường đi

 

 

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BÌNH TÂN
Trụ sở: 840/31/1 Hương lộ 2, P. Bình Trị Đông A,  Quận Bình Tân, Tp. HCM
Văn phòng giao dịch: 60A Miếu Gò Xoài, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
 
Trưởng văn phòng: Luật sư Nguyễn Văn Quynh
Điện thoại: 0908. 292. 604 
Emai: quynhsaigontre@gmail.com
Zalo
Hotline